Jay Snelling/ Anh
11/bấy giờ thì tôi đã hoàn thiện xong tuổi bú mẹ [cuộc thăm dò vô thức về tiềm năng hàm dưỡng của hòan vũ] và đang bước sang thời bức phá của tri thức, nó là lúc mà ý thức con người bắt đầu thấy lủng củng trong cách nhìn thế giới, nghĩ là mình đã biết, nhưng thật ra là còn biết quá ít, thời mà một đứa trẻ hồn nhiên chuyển sang trạng thái tinh thần luôn muốn tra hỏi vậy thì thế giới nó là gì, bấy giờ tôi luôn thấy băn khoăn thắc mắc tại vì sao cha tôi lại trở nên khác thường như thế, ông không còn vui vẻ theo đôi bò trên ruộng, sự việc là thế này: cha tôi quyết định chuyển khoảnh ruộng trồng lúa của nhà sang trồng cây bông vải, mẹ thằng Lực thấy sao, phải tự làm ra vải để mặc chứ, tôi nghe cha tôi hỏi mẹ tôi, thật ra, hỏi là hỏi vậy thôi, ở trong nhà, mọi việc đều do cha tôi quyết định, trồng cây bông vải để lấy sợi dệt ra vải vừa đổi được gạo nấu vừa có vải để mặc, mục tiêu cuối cùng của việc chuyển đổi cây gieo trồng là vậy, hỏi ý mẹ tôi xong thì cha tôi đánh bò ra ruộng cày đất trồng bông vải và loay hoay đóng cái khung cửi dệt, cái quyết định của cha tôi là bước ngoặc quá lớn trong cuộc đời một người, dệt vài thì mẹ tôi thời con gái ở nhà ngoại tôi mẹ từng là cô gái dệt lụa, nhà ngoại tôi thời ấy ươm tơ dệt lụa, nhưng cha tôi thì tôi không biết ông đọc sách về nông học ở đâu, của ai [bấy lâu tôi nghĩ là cha tôi chỉ đọc sách về văn chương] lại nảy ra cái ý đồ trồng trọt như cuộc thách thức với tự nhiên, đất đai cứ như thứ quà tặng đầy bí ẩn của trời đất, và ai đó trong nhân loại buổi sơ khai đã nghĩ ra được cách vùi xuống đó một hạt giống, cũng của đất trời, hạt lúa, nền canh nông ấy, tự lúc còn chọc lỗ trỉa hạt cho đến khi cha tôi nứt ra cái sáng kiến đem đất trồng lúa ra trồng cây bông vải, nó là một cuộc thể nghiệm, gian truân mà vẻ vang, bỡi từ cuộc khai thác đất đai ấy đã khai sinh không biết bao nhiêu cuộc văn minh: con người tìm ra lửa, con người đã có xã hội bầy đàn để tồn tại…từ ngày ông Thông Thống lập đất lập làng cho đến lúc ấy chưa ai dám nghĩ đến chuyện trồng một thứ cây gì khác ngoài cây lúa, mẹ thằng Lực sợ trông cây bông vải không được hay sao, thấy mẹ tôi buồn lo, cha tôi hỏi, đâu có chuyện gì đâu, mẹ tôi giấu cha tôi, nhưng đi than thở với anh em tôi,: bông vải mà thất bại nhà ta đói là cái chắc, tháng năm, lũ chim chiền chiện đã có đủ lứa đôi, công việc giao phối cũng đã xong, đang lo chuyện đẻ con, cha tôi theo đôi bò cày ra ruộng, xốc hàng [đánh luống để gieo hạt], tôi với mẹ tôi và anh hai Lưc trỉa hạt bông vải, còn lũ chiền chiện thì canh chừng chúng tôi để lót ổ ngay trên luống cày mới vỡ, chúng tôi đang gửi gắm cho đất đai niềm tin như thể là sự hàm ơn, nhưng không kém phần lo lắng,
Bên bờ vịnh Cri Bonei [Bi Lị Thi Nại]
9 AM 21.1.2022
[trong tiểu thuyết đang viết: NHỮNG ĐỨA CON THẤT THỦ CỦA ĐẤT]