Ông cụ có tên là tổ tiên tôi

   Bahram Hajou/Syrie

 

 

tôi đã gặp ông cụ có tên là tổ tiên tôi vào một sáng tháng ba nơi đồng làng, lúa ba triên đang trỗ đòng trong thứ nắng như tơ lụa [hồi đó là lúa ba triên, lúa cũ] …’’ xin chào, có phải là bạn đang đi tìm một loài cỏ dại’’… ông cụ hỏi, có, bấy giờ là tôi đang lang thang trên đồng làng để tìm kiếm một loài cỏ, nhưng không phải là cỏ dại, trong chuyện kể của mẹ tôi thì đó là  loài cỏ hoa của nó chỉ nở vào lúc giữa khuya, tinh thần dân chủ của ông cụ trong những phút đầu mới gặp cứ làm cho tôi sợ hãi, ông cụ có tên là tổ tiên tôi đã coi tôi, đứa trẻ mới lên mười, là bạn…‘‘xin chào…bạn’’…ôi, kinh sợ, nhưng ngọt ngào làm sao, lập tức, tôi cảm thấy thấm đẫm phong cách của tổ tiên, tinh thần dân chủ trong cuộc tiến hóa của nhân loại là  luôn mê hoặc con người, tự bao giờ, tôi đâu biết, đã hình thành một cuộc văn hiến bình đẳng đến cả niềm mơ ước nhỏ nhoi nhất [của tôi]  chuyện đã cũ, nhưng cuộc văn hiến như thể giấc mơ của một người khổng lồ mơ thấy mình đã đập phá tan tành những giới hạn [những biên cương] cũ kỹ ấy là đang khỏa vào cái buổi sáng tháng ba tôi đang lang thang trên đồng làng chỉ vì một mơ ước nhỏ nhoi là được nhìn thấy một loài cỏ hoa chỉ nở vào lúc nửa khuya, tôi có ý định khi nhìn thấy loài cỏ ấy là  sẽ gào lên: ‘‘xin chào, có phải là bạn chỉ nở hoa vào lúc nửa khuya hay không’’tức, tôi cũng giống như ông cụ có tên là tổ tiên tôi, coi lũ cỏ là bạn…’’có bao nhiêu loài cỏ hoa nở vào lúc giữa khuya chứ không phải chỉ mỗi thứ bạn đang đi tìm’’… ông cụ có tên là tổ tiên tôi nói, tôi hơi bàng hoàng, một chút sau, thưa…’’ vậy phải gọi loài cỏ ấy là gì nhỉ’’… tôi thưa hỏi với thứ ngôn ngữ hơi lủng củng một chút, tức không theo cấu trúc xưa nay, bỡi không thể gọi ông cụ có tên là tổ tiên tôi bằng cụ, hay bằng ông, hay, thậm chí, bằng tiền bối, bỡi, gọi cách nào tôi thấy cũng không phù hợp với thứ không khí đại lãn, một nền dân  chủ vô bờ bến là đang diễn ra nơi đồng làng vào một sáng tháng ba, không có chuyện ngàn xưa, không có chuyện hôm nay, hết thảy là đang hiện hữu trong thứ cách thức như thể hết thảy đều là bè bạn ngang bằng nhau, cuộc bình đẳng như thể đang phá vỡ hết thảy những thứ ngu xuẩn cũ kỹ: những qui chế, những pháp chế, định chế, điển chế…’’ hết thảy loài cỏ trong trời đất đều là cỏ dại, những kẻ vốn không tên tuổi, chỉ là về sau con người cứ muốn gọi thành tên như thế’’… ông cụ có tên là tổ tiên tôi nói, thì ra, tôi đã hiểu ra, thuở ban đầu hết thảy đều là hoang dại, chúng tôi vẫn ngồi bên nhau nơi bờ cỏ đồng làng, nắng tháng ba cứ như tơ lụa, bỗng, tôi thấy nảy ra trong tôi  nỗi hoài nghi, hay đấy là người đã cắm cây cọc đầu tiên định biên giới cho làng tôi…’’thưa, có phải nhớ chốn cũ, lại về’’…tôi buột hỏi, câu hỏi cũng chẳng theo cấu trúc xưa nay, hỏi rồi lại thấy sợ hãi, làm sao con người nhỏ bé lại có thể hiểu hết cái vô cùng của trời đất kia chứ,  buổi sáng tháng ba nắng cứ như tơ lụa, đi tìm loài cỏ trong chuyện kể của mẹ không được, tôi lại ngồi nghĩ chuyện tổ tiên mình, thì ra cũng chỉ là chuyện mơ mộng của tuổi thơ, nhưng về sau, khi đã có vốn liếng kiến thức, nhớ lại chuyên này, tôi cứ thấy day dứt, thì ra, tổ tiên tôi, những con người đã đặt nền móng cho cuộc sống hôm nay của tôi chỉ còn là những cái bóng mờ nhạt không hơn một khái niệm,