Cuộc hòa âm hoàn vũ

Gaston Chaissac/Pháp

 

Mùa thu xé nát lá trên cây, những tên gọi/trái cây, cái che phủ những bờ mép và những hành trình/làm tắt những ngọn đèn và những ngọn nến, tuổi trẻ/mùa thu, đôi môi đỏ thẩm, ghì chặt lấy/những sinh vật người, đanh cắp/sự tồn tại của chúng/ Autumn rips away leaves, names/ fruit, it covers the borders and paths/ extinguishes lamps and tapers; young / autumn, lips purpled, embraces/ mortal creatures, stealing/ their existence/ ADAM ZAGAJEWSKI/ AUTUMN/   MÙA THU

 

 

rồi con rô đi về phía tiếng hát ru, con diếc đi về phía cổ tích, thi ca bắt đầu ca ngợi bầu trời, ca ngợi mặt đất, ca ngợi những cuộc trôi,  con người đứng giữa hoàn vũ với bao nhiêu nỗi niềm, cây cần giuốc chỗ đầu con đường vào làng tôi bắt đầu một cuộc chờ đợi có tính thiên niên  kỷ, có nghĩa, bỏ đi gốc gác của nó [nghe nói, những người mở đất, tự buổi ấy, đã mang nó  từ trên núi Nung xuống] cây cần giuốc chỗ đầu làng tôi cứ như thể cái bến nước, luôn có kẻ ngồi chờ, cứ ngồi dưới tán lá cây cần giuốc [như cái lọng che vĩ đại] là người ta nói ngồi chờ, ngồi chờ cho hết mệt là những người đi làm ở đồng làng trưa về ngã chiếc nón chằm lá núi quạt mồ hôi, thật ra, chỉ là ngồi nán lại với chút ảo ảnh, bỡi cuộc cần lao này là bất tận, ngồi chờ người thân đi đâu xa đương trở về làng, tất nhiên là cái cây cần giuốc chỗ đầu làng tôi là luôn chờ đợi những cuộc hò hẹn, những cuộc tình diễn ra ở bên dưới tán lá của nó, nhưng ngồi ở dưới bóng mát của nó để chờ cho qua đi một thời đại đen tối, chuyện đó, thì là thuộc về thứ triết học lịch sử, có nghĩa, mỗi một khi người làng tôi gặp một thời kỳ lịch sử đen tối, thì chẳng thể ra ngồi ở dưới gốc cây cần giuốc để chờ, mà chỉ lặng lẽ cúi xuống  cuộc đời mình  nghĩ ngợi,  trong thi ca của ông Tú Kết ở làng tôi cũng có nói về cây cần giuộc chỗ đầu làng tôi…’’bất quá nó cũng chỉ là một cái cây trên núi Nung về đứng ở đồng bằng lâu ngày, tiêm nhiễm tiếng con gà gáy sáng, tiêm nhiễm tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ trong làng, tiêm nhiễm những cung cách đi đứng nghĩ nợi của người làng, là rất dễ đau khổ, rất dễ tức giận, rồi mùa thu lá rụng, cây cần giuốc cũng làm ra vẻ ủ rũ, mùa đông mưa bão nó cũng làm ra vẻ lo lắng, thực ra cái cây cần giuốc chỗ đầu con đường vào làng cũng chỉ là một thứ cây núi, nhưng khi đã đứng về phía cách nhìn thế giới của con người, thì nó là đồng điệu của con người’’… tôi hỏi ông Tú Kết có phải ông muốn nói đến cuộc hòa âm của hoàn vũ hay không, cuộc hòa âm khởi lên tự lúc hạt bụi còn hát được khúc kinh cầu, thì ông Tú Kết cười, bảo, đấy cũng là nỗi hoài nhớ của nhân loại.