Đường biên của tổ quốc

mùa đông cứ như dè chừng trước cuộc mưu sinh của một bầy đàn mấy trăm năm vẫn chui ra chui vào ngôi làng dày đặc tiếng gà heo, bọn họ đang bức xúc chuyện gì chăng, hay cũng chỉ nỗi buồn rầu vì cuộc xung đột lịch sử, rồi đang mưa lại ngừng lại, hửng nắng, nhưng mặt trời vần cứ lờ đờ trong mây như thể muốn chia xẻ một chút gì đấy với bầy đàn người lận đận, mùa đông ở quê tôi cứ như là cuộc pha trộn giữa ý chí và do dự,  chỉ là tôi muốn để cho cảm nghĩ của mình can dự một chút vào cuộc nắng mưa ngẫu nhĩ, hay là trời sinh con chim bịp để kêu mưa, mùa nắng có thấy gì đâu, nhiều lắm là đêm nằm nghe con chim bịp rón rén  trở mình ở ngoài bờ rào, tôi muốn tả con chim bịp trong mối quan hệ có vẻ tiền định giữa con người, chim, và mùa đông, một thứ nét buồn cố cựu trang điểm cho nỗi cơ cực của con người, mùa đông có vẻ là chốn quyến rủ, chiều hôm, từ ngoài đồng làng trở về trong mưa, cha tôi gác cây cày lên hiên hè, ngồi ngắm thứ công trình làm bằng gổ núi, ông nghe chim bịp kêu, và sờ tay lên cái gộp lại của toàn thể trí tuệ nhân loại, khắc khoải, u huyền, đâu thể hình dung hết cuộc đồng hành giữa con người và trời đất, chỉ trích ra mỗi giọt mưa thôi cũng đủ thấy trí tuệ của hoàn vũ: cuộc chu lưu khổ ải của nước để biến thành những giọt dài  tương tư lớn nhất nối kết được các ý niệm rời rạc, mưa nối trời cùng đất, có thể, buổi ấy, giọt mưa rơi trên lá kích  thích khối tăm tối của ý thức xưa cũ, mới đầu là thấy được cái cách lật đất lên, rồi lâu lắm về sau mới thấy được cây cày gỗ,  tiếng chim bịp có vẻ đang gây bức xúc lắm trong nghĩ ngợi của một người vừa theo cây cày trên ruộng vừa theo chữ nghĩa trong kinh sách là cha tôi, đêm, tôi thức giấc, nghe tiếng con chim bịp trong mưa, như thể lời của non nước đánh thức được hết thảy những thứ đã ngủ quên trong nhận thức, có thể là đã quên tổ tiên xưa, những người mở đất, rừng hoang và thú dữ, con chim bịp kêu giữa ngọn khói chiều cất lên, mùa nước nổi, không phải, ở quê tôi chỉ có mùa nước lũ, nước lũ tràn qua những con mắt nhìn thấy cánh đồng lúa thay cho cánh rừng hoang, có thể là đã quên đất nước nghìn năm tiếng con chim bịp kêu chiều, mùa đông, con chim bịp cứ thấy bước chân mình dài theo bờ tre làng, tôi cứ thấy nhớ cuốn quốc văn giáo khoa thư tôi học hồi nhỏ ‘‘khi nghe tiếng con chim bịp kêu mưa thì biết là lòng đã tới, cứ đứng đó mà nhìn quê hương yêu dấu’’ thầy tôi đã dạy tôi cách nghe tiếng con chim bịp kêu mưa, mùa đông ở quê tôi như cứ dè chừng với cái bầy đàn đang buồn bã bỡi cuộc xung đột lịch lịch sử đang làm rối ren cả những ý nghĩ đơn giản nhất, có lẽ, đêm, chẳng còn ai còn lòng dạ để nghe con chim bịp kêu mưa,