Bahram Hajou/Syrie
17/ một thời để nhớ, cho đến cái chi tiết nhỏ nhặt nhất là đêm ra vườn ngồi canh coi có động tĩnh gì không, đêm thì lũ heo rừng trên núi Mun xuống phá sắn, vườn sắn [cả ruộng sắn nữa chứ không phải chỉ vườn sắn đâu] thứ lương thực phụ ấy, khoai sắn, trở thành nguồn thức ăn chủ lực của con người, ăn cơm độn sắn, để bớt gạo gửi ra tiền tuyến, bấy giờ, nhà nào cũng hũ gạo nuôi quân, cứ như một thứ cổ tích không cổ tích chút nào, nếu không phải người xứ sở tôi ai lại tin những chuyện như vậy: cứ mỗi bữa ăn lại bớt đi một ít gạo, cái hũ bằng đất nung để đựng gạo tiết kiệm ấy nó là thứ vật thể làm sáng lên một khúc sử của đất nước tôi, nhưng cũng có thể hiểu đó là hệ quả bi thảm của một thế giới bất ưng, đám cường quốc vẫn muốn biến các tiểu quốc thành những xứ sở man rợ, phải nói thời làng tôi tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là một cuộc đùm bọc nhau ngoại lệ, đêm, lũ chim te te phác hiện lũ chuột trên đồng làng, kêu inh ỏi, te te đuổi chuột là đã tới mùa cày vỡ [mùa cày đấu tiên trong vụ mùa gieo trồng giống lúa trì ở quê tôi] chú Bảy Nghị đau, không đi cày nối, chú Tám Hồ đánh bò sang cày giúp, nhà bà Hai Nến hết gạo nấu thì chạy sang nhà bà Bốn Bợ ở kế bên, tự dưng, con người cứ thấy phải san sẻ nhau từng chút như vậy như một thứ nghĩa vụ ở đời, thời thứ triết học về tha nhân như cội nguồn của mọi tư duy của con người, có cái gì đó như những giọt nước mắt nén lại của quá khứ, những giọt nước mắt vui sướng,
Bên bờ vịnh Cri Bonei [Bi Lị Thi Nại]
9 AM 5.2.2022
[trong tiểu thuyết đang viết: NHỮNG ĐỨA CON THẤT THỦ CỦA ĐẤT]