Ruộng Đa Mi

Cát bụi. Đó là biểu tượng của cõi trần gian vô thường. Đôi khi gió lại được thêm vào cát bụi để thành ra gió bụi (phong trần). Hoặc thêm vào màu hồng để thành ra bụi hồng (hồng trần). Có thêm gió, hay thêm màu, chẳng qua là để cho chất bụi (trần), biểu tượng của trần gian, khắc họa thêm tính vô thường. Chẳng hạn, ở trong truyện Kiều, Nguyễn Du nói : Phong trần mài một lưỡi gươm. Hay: Một xe trong cõi hồng trần như bay. Bụi hồng lẻo đẻo đi về chiêm bao… Tự thời cổ đại, một bộ phận triết học của nhân loại đ• cho rằng cả thân xác ta, cả thế giới ngoại vật ở bên ngoài thân xác ta, đều là ảo ảnh. Triết học của Phật, của Ân giáo ở Ân Độ, hay triết học của Plato ở Hy Lạp, chẳng hạn. Nên chẳng lạ gì việc Nguyễn Du, hay nhiều văn thi gia Việt Nam, đ• đưa vô thi văn cái chất bụi bặm lấy từ đất để làm biểu tượng cho cõi trần này. Tức lấy cái ảo ảnh đất- cát bụi để diễn tả cảnh trần gian, cũng là ảo ảnh. Nhưng đấy là chuyện văn chương, triết lý. Còn trong cuộc sinh tồn của loài ngừơi, và của cả muôn sinh vật khác, đất đai là vô cùng quan trọng. Từ ngày không coi săn bắn, hái lượm là nguồn sinh sống chủ yếu nữa, loài người đ• nhờ đất đai để trồng trọt chăn nuôi mà tồn tại được. Tận khi nhà nước chưa xuất hiện, loài người đ• biết đặt ra chế độ đất đai cho cộng đồng x• hội của mình. (chế độ cộng sản nguyên thủy). Khi có nhà nước thì chế độ nhà nước nào cũng có luật đất đai.Thời nhà Chu, Trung Hoa cổ đại ( khoảng thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên), đất đai trong nước là của vua. Đất nhà Chu rộng quá, vua Chu chỉ giữ một nghìn dặm vuông, tức đất của thiên tử. Còn lại bao nhiêu đem phân cho những người trong hoàng tộc, tức đất của các chư hầu. Theo sách Thượng Thư ( kinh Thư), chư hầu nào được phong tước công hoặc tước hầu thì nhận được 100 dặm vuông, chư hầu có tước bá được 70 dặm vuông, có tước tử hoặc tước nam được 50 dặm vuông. Nơi có địa thế thiên nhiên thì lấy địa thế ấy làm giới hạn đất chư hầu. Nơi không có địa thế thiên nhiên thì phải đắp ụ đất để làm ranh giới. U đất để làm ranh giới đó tiếng Hán gọi là phong. Chế độ chia đất cho chư hầu gọi là phong hầu là do tiếng dó. Thời nhà Lý, Việt Nam trung đại (1010-1225), đất đai trong nước cũng thuộc quyền sở hữu của vua. Ruộng đất thuộc triều đình trực tiếp cai quản gọi là ruộng quốc khố và ruộng tịch điền. Ruộng quốc khố do những người bị tù tội nặng canh tác, nộp tô cho triều đình. Ruộng tịch điền là nơi để vua đến làm lễ hạ cày, khuyến khích việc nông tang. Ruộng không do triều đình trực tiếp cai quản là ruộng của các làng x•, tức ruộng đất các công x• nông thôn, gọi là công điền, được phân cho dân trong làng x• canh tác, nộp tô cho vua. Ơ các công x• nông thôn, ngoài công điền, còn một bộ phận nhỏ ruộng đất do tư nhân chiếm hữu, gọi là tư điền. Nhưng dù được quản lý dưới bất cứ hình thức nào, ở thời Lý, đất đai trong nước đều là của vua. Thời Lý Thái Tông có xảy ra chuyện ruộng Đa Mi. Tức chuyện ruộng ném đao của Lê Phụng Hiểu. Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, kỷ nhà Lý, ông Hiểu người làng Băng Sơn, Ai châu (Thanh Hoá), lúc trẻ có sức mạnh hơn người. Làng ông Hiểu với làng Đàm Xá có việc tranh chấp nhau về giới hạn ruộng đất, một mình ông nhổ cây đánh bại người làng ấy. Vua Lý Thái Tổ nghe danh, dùng ông làm tướng, sau thăng Vũ vệ tướng quân. Lúc Lý Thái Tổ chết, thái tử Phật M• bị mấy người anh em (Đông Chính vương, Dực Thánh vương, Vũ Đức vương ) gây biến, hòng cướp ngôi. Lê Phụng Hiểu đ• dẹp được ba vương, đưa thái tử Phật M• lên ngôi, tức vua Lý Thái Tông. Đây là công dựng ngôi vua, công lớn, nên Lý Thái Tông đ• phong ông làm Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, khoảng năm 1044-1048, Lê Phụng Hiểu theo vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, làm tiên phong, phá tan quân giặc, danh tiếng lừng lẫy. Khi thắng trận quay về, bàn định công lao, ông nói mình không muốn thưởng phẩm tước, chỉ muốn cầm cây đao to đứng trên núi Băng Sơn mà ném, đao rớt xuống chỗ nào thì xin cho khoảng đất trong giới hạn đó để làm sản nghiệp. Vua nghe theo. Ông lên núi, ném đao xa đến hơn mười dặm, đao rớt xuống làng Đa Mi. Vua bèn lấy số ruộng đất trong giới hạn ấy ban cấp cho ông. Người Ai châu gọi ruộng ấy là ruộng ném đao. Theo sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, chương Nhân vật chí, mục Tướng có tiếng và tài giỏi, thì số ruộng này là hơn nghìn mẫu. Cũng thú vị thật. Chỉ vung tay ném cây đao một cái mà ông Hiểu lấy được hơn nghìn mẫu ruộng của vua. Kẻ quí đất đai hơn chức tước như ông, rất hiếm. Nếu biết chuyện đất đẻ ra người, ông Hiểu còn quí đất đai đến chừng nào. Đến ngày thứ sáu, sau khi đ• tạo ra ngày, đêm, bầu trời, đất, nước, cây cỏ, mặt trời, mặt trăng, các sinh vật, tức sau khi đ• có đất, Chúa liền lấy cát bụi từ đất mà làm ra bà Ê và, người phụ nữ đầu tiên của nhân loại. Mà thôi. Đấy là chuyện Kinh Thánh của đạo Ki Tô. Có thể là chuyện ngụ ngôn. Còn chuyện ông Hiểu ném đao để có ruộng Đa Mi là chuyện thật. Ông Hiểu là nhân vật lịch sử được ghi trong sử sách là làm quan triều Lý, chức Đô thống thượng tướng quân.Theo Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, thì từ đời Trần về trước, chức nào giữ việc gì, không thể khảo cứu được. Ơ chương Quan chức chí, mục Đại cương việc chia đặt quan chức qua các thời, ông Chú chép: Xét quan chức triều Lý, đại lược văn võ đều có chín phẩm… Võ ban có đô thống, nguyên soái, tổng quản khu mật sứ, khu mật tả hữu sứ, tả hữu kim ngô, thượng tướng, đại tướng, đô tướng, tướng quân các vệ… Có lẽ ông Chú chép chức tước theo thứ bậc từ cao đến thấp. Nếu thế thì Đô thống thượng tướng quân là đứng đầu hàng quan võ.Quan đại thần Lê Phụng Hiểu không muốn dùng chức tước, mà chỉ muốn dang đôi cánh tay lực lưỡng của một dân làng Băng Sơn để tạo lập sản nghiệp cho mình. Có lẽ, với ông, phẩm tước mới là vô thường.