nuối tiếc và lãng quên [8]

cũng có thể chốn sinh thành của tổ tiên tôi là ở mái Ngườm, hay núi Đọ, hay Sa Huỳnh, hay Óc Eo, bỡi vì cho đến giờ các nhà khoa học chưa nói điều gì chắc chắn về cái nôi của loài người, nhưng có một điều, không còn bàn cãi, máu đang chảy trong tôi là máu của tổ tiên hommo sapien của tôi, tôi bị dẫn dắt bỡi sự phức tạp khôn lường của thời đại, vào một ngày lại thấy mình thức dậy giữa non nước ngàn trùng, tiếng gà Óc Eo đang gáy rộ, Vyadhapura, hay kinh đô của người thợ săn, hay Kurung Bram, vua núi, không dễ phai mờ, khởi từ Hòn Đất, hay từ Takeo, một giọt cũng trùng dương, tiếng gà cửa sông bỗng tắt…những khúc Phù Nam máu lệ, một ngày nào, tôi đã đọc trong sử sách nào, đâu còn nhớ, nhưng sử sách cũng chỉ là những ký ức [không mấy thiệt] của người chép sử, từ cửa sông tiếng gà bỗng tắt, nơi bờ vịnh phía tây, Mang Khảm (Mang Krom), Trúc Phiên Thành một thời của họ Nguyễn, từ phía sau lưng Thất Sơn kỳ vĩ, tôi lần dò về thuở sáng chói của một miền đất, Kottinagar (thành phố cường thịnh) như đang ở trước mắt tôi, nếu quả đó là cố đô một thời của một cuộc trùng tu mặt đất, một cuộc Phù Nam, hay là ông muốn nhìn lại âm vang của những mảnh trần gian đã bị chôn vùi từ lâu, đón hỏi tôi là một người con gái bước lên từ con kênh Ba Thê vừa rủ sạch nước bám nơi áo quần, con kênh đang buổi nước ròng, đám lục bình dập dềnh trên dòng sông ngầu đục, trí tuệ mách bảo tôi rằng đang xảy ra một cuộc hội ngộ ngoại lệ, nhưng có phải là em đang muốn trở lại chốn xưa, thay vì trả lời nàng, tôi lại hỏi nàng, em lang thang khắp chốn từ hôm vương triều kaundinya không còn nữa, nàng nói, nghe kỹ thì thấy giống giọng nói của những người sống trên các hòn đảo ở biển Yên, Pacific Ocean, thuộc ngữ hệ Nam Đảo sao, tôi nghĩ, và bắt đầu cảm thấy bị quyến rủ bỡi vẻ đẹp không tả nổi, một triều đại cũng giống một áng mây bay, tôi nói, nhưng đã bao giờ ông nhìn thấy một vật như thế này chưa, nàng nói, có vẻ như cố giấu nỗi buồn phiền, và lấy từ ngực áo ra một viên ngọc nhỏ đưa cho tôi, tượng thần Vishnu, cha em dạy em cách tạc tượng trên ngọc quí, và cho đến lúc không còn vương triều kaundinya  nữa thần Vishnu vẫn chưa ban cho em tình yêu em hằng mong đợi [sao lại có sự trùng hợp vậy nhỉ, niềm hy vọng của người con gái tắt cùng lúc với nền văn minh Phù Nam tắt] tự dưng tôi cứ thấy bị ám ảnh bỡi một thứ quá khứ tôi từng yêu quí, bao nhiêu hình ảnh thuộc về một nền văn minh có thể đã bị chôn vùi vì dã tâm của đám vua chúa các nước lớn hay vì những tai biến của đất đai sông núi hay vì sự hoang hóa khắc nghiệt vốn là tính chất của một miền sông nước sình lầy châu thổ của con sông lớn đổ về tự những cao nguyên xa xôi phương bắc, những hình ảnh về một miền đất đã bị chôn vùi trong đất cứ nhảy múa trong đầu tôi, thứ thành phố cổ đại với những ngôi nhà chữ nhật với đường sá dọc ngang, thương cảng trong đất liền, hàng hóa, lúa gạo, thợ đóng tàu, thợ dệt vải, thợ hoàn kim, nặn gốm, luyện ngọc…nhưng em có còn nhớ những chuyến hải hành sang tận các miền sông Nil sông Tigre của tổ tiên em hay không, tôi buột hỏi, có, những con thuyền bằng gỗ giăng buồm trên biển cả, còn em thì hát những bài hát về những con sông có đám lục bình trôi, nàng nói, và tôi lại bị quyến rủ bỡi thứ vẻ đẹp không tả nổi, mắt nàng sáng màu ngọc, và ngực nàng căng đầy vẻ bí ẩn của một nền văn minh chưa thể hiểu hết, đêm ấy tôi và nàng ôm nhau nhảy múa suốt đêm dưới chân núi Ba Thê, và nhắc lại những gì sử sách đã nói về một nền văn minh còn nhiều bí ấn [dẫu biết sử văn đầy tính hư cấu]

 

 

Sách Phù Nam Thổ Tục của  sứ thần vua Ngô (Tam Quốc) là Khang Thái viết:

 

Vương quốc Phù Nam bề ngang rộng 399 lý, có nhiều đô thị, có tường cao bao quanh và bên trong có nhà ở… Nước da người dân màu đen, tóc quăn, xấu xí…Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc chăn tròng từ cổ tới chân, xỏ lỗ tai để đeo bông tòn ten.

Nếp sống tuy rất đơn giản nhưng họ không trộm cắp. Họ làm nghề nông theo lối cổ, gieo trồng một lần gặt hái luôn trong 3 năm. Họ thích điêu khắc và dùng đục chạm trổ rất khéo, nhiều món đồ dùng để ăn cơm như chén đĩa đều làm bằng bạc. Dân chúng đóng thuế bằng vàng bạc, trân châu và dầu thơm…Họ biết đọc sách và có văn khố. Văn tự của họ giống như nét chữ của dân Hồ, một sắc dân ở Trung Á dùng Ấn tự…Cảnh vật trong xứ rất đẹp…

 

 

Sách Nam Tề viết:

 

Người Phù Nam thường buôn vàng bạc, tơ lụa. Con cái nhà quý tộc thường mặc xà rông bằng lụa the. Đàn bà thì mặc một thứ áo vải luồn qua đầu. Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình. Họ đúc nhẫn và vòng đeo tay bằng vàng, làm bát đĩa bằng ngọc. Họ đốn cây lấy gỗ làm nhà và rào vườn tược chung quanh nhà. Nhà vua ở trong một nhà lầu có tầng gác. Dọc bờ biển, người ta trồng cây thốt nốt lá dài dùng để lợp nhà. Người ta đóng những chiếc thuyền dài tám, chín trượng (tức hơn 20m), rộng sáu, bảy phần mười trượng. Mũi thuyền và lái thuyền giống như đầu và đuôi cá. Nhà vua ngự trên mình voi. Đàn bà có thể cưỡi voi đi. Họ thích chơi chọi gà. Họ không có nhà tù. Khi có kiện cáo, tranh chấp, họ vứt nhẫn vàng hoặc trứng vào nước sôi. Ai dúng tay lấy ra mà không bị bỏng thì người ấy được kiện. Hoặc người ta bắt cầm ở tay một chiếc xích nung đỏ rồi đi bảy bước. Ai có tội thì bàn tay bị cháy bỏng, người vô tội thì chẳng có việc gì….

Dưới đời vua Kaunđinya  Jagavarman, phong tục của đất nước này là tôn thờ thần Mahaxvara. Thần luôn xuống ngự trên đỉnh Mộtan.

 

 

tôi nhìn thấy ngoài thương cảng Óc Eo thuyền bè tấp nập, từ đảo Sumatra, Java đến, từ Tây Trúc sang, cảnh người nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, nhưng thoắt cái, mấy nghìn năm lướt qua mắt tôi, nơi trao đổi những vẻ đẹp của con người trên mặt đất sao chỉ còn mỗi tiếng gà, hơn nghìn năm qua em vẫn nương theo sử sách để giữ mỗi tiếng gà, nàng nói, vong quốc là thứ khái niệm chẳng ai còn muốn nghe thấy trong cuộc tiến hóa, nhưng lại là một thực thể, một thứ tai ương, luôn tồn tại trong lịch sử con người, tôi nói, em biết, nhưng chẳng phải vẫn còn một mảnh Phù Nam là em thơ thẩn giữa bão táp lịch sử đó sao, nàng nói,

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.