Những đứa con thất thủ của đất [10]

Johann Korec/ Áo

 

 

10/chúng tôi co cụm lại thành một bầy đàn đậm đặc tình thân ái, lạ lắm, chẳng thấy sợ hãi chút nào về cuộc chiến vệ quốc đang diễn ra như sẽ cảm thấy sợ hãi trong cuộc chiến nam bắc sau đó,  ở làng tôi, cuộc kháng chiến xóa bỏ cho xong cuộc đô hộ của người Pháp thực dân như một ngày hội lớn, vừa đào hầm chông để chống xe tăng của Pháp, vừa đào hầm trú ẩn để tránh máy bay oanh tạc của Pháp, vừa tập bắn súng giả tập đánh du kích để chống càn quét của Pháp, vừa đi cày, vừa học chữ,, vừa họp chợ, vừa nuôi gà heo để lấy thịt ăn, vừa trồng bông dệt vảo để may áo mặc, vừa hội họp để nghe cấp trên phổ biến tình hình thế giới tình kháng chiến trong nước [về tình hình thế giới tôi sẽ nói nhiều hơn ở trong sách này] vừa diễn kịch, hát tuồng để duy trì tinh thần cho một cuộc chiến đấu lâu dài, chúng tôi xác định đó là một cuộc chiến đấu lâu dài, thời kháng chiến, làng tôi là một hậu phương lớn, làm ra của cải là để tự nuôi sống mình và để chuyển ra tiền tuyến, thời ấy, thanh niên vào bộ đội là để tham gia những trận đánh tận trên Tây Nguyên hay tận trong Nam Bộ [đi kháng chiến ở vùng cực nam là một sử sự đầy chất Liêu Trai…] những người trung niên thì đi dân công gánh gạo cho chiến trường, tôi  không biết trong nhân loại có nơi nào xảy ra những chuyện như ở làng tôi thời ấy hay không, đêm ấy tự dưng tôi không ngủ được, thực ra không phải tự dưng, mà tại vì cái cuộc hẹn quan trọng ấy, tôi đã có một cuộc hẹn với lũ cùng lứa ở trong làng, nó là một cuộc hải hồ, như thể là chúng tôi sắp sửa nhìn thấy một cuộc hoan lạc hay niềm hoang sơ của hoàn vũ, những cuộc hẹn là có nhiều trong cuộc sống tuổi thơ tôi, nhưng lần ấy, cái cuộc hẹn ấy nó mang trong mình thứ ý nghĩa về sự trường tồn, một cuộc tự vệ của bầy dàn có ý nghĩa phục sinh, sáng hôm sau là đám cùng lứa chúng tôi có một cuộc tập bắn súng cò ke, là phỏng theo những cuộc tập bắn súng gỗ của các chú dân quân du kích trong làng đó, biết đâu, một ngày nào đó trong cuộc kháng chiến lâu dài của chúng tôi, trong một trận càn nào đó của người pháp, chỉ là bắn súng cò ke thôi, nhưng đám trẻ cùng lứa chúng tôi lại lập được chiến công hiển hách [thực ra, cho đến khi người Pháp rút khỏi đất nước tôi thì chẳng có trận đánh nào diễn ra ở làng tôi/cái giấc mơ hiển hách của tôi chỉ là giấc nam kha] đêm ây tôi chỉ tưởng tượng cái giấc nam kha ấy mà không ngủ được, mẹ tôi phát hiện không thấy tôi,  đi tìm [thì tôi đã tuyên bố với lũ cùng lứa trong làng là đêm tôi phải ngủ với mẹ để bú mẹ cho đến mười tuổi mới thôi] con đau sao Cam Sành, mẹ tôi hỏi tôi, chỉ là con thấy không buồn ngủ vậy thôi, tôi chỉ nói ra có một nửa sự thật, và vẫn ngồi khoanh tay trước cửa bếp, mẹ tôi sờ trán tôi, bảo, người con bình thường mà, rồi bươi tro bếp xem thử lửa có còn đủ hay không, thời hậu chiếm đóng, thời kháng chiến ấy, người làng tôi vẫn giữ truyền thống giữ lửa bếp, từ ngày con người tìm ra lửa cho tới đêm tôi không ngủ được vì sáng hôm sau có cuộc tập bắn súng cò ke là một quảng thời gian tính bằng thiên niên kỷ, những trăm triệu năm qua, bằng cách này hay bằng cách khác, con người vẫn giữ chặc ngọn lửa tổ tiên mình đã tìm ra được, ở làng tôi, giữ lửa bằng cách nhóm tro bếp, tức, nấu nướng xong thì lại dùng tro bếp phủ lên những hòn than đã cháy đỏ, chúng tôi vừa giữ lửa vừa đánh giặc,

 

Bên bờ vịnh Cri Bonei [Bi Lị Thi Nại]
9 AM  17.1.2022
[trong tiểu thuyết đang viết: NHỮNG ĐỨA CON THẤT THỦ CỦA ĐẤT]