Những đứa con thất thủ của đất [21]

tranh Willie Jinks/Mỹ

 

 

 

21/   về sau thì cái bầy đàn người dưới chân núi Mun bao nhiêu lần ly tán [tôi gọi là sự thất thủ] còn lúc đó thì chưa, chỉ là tạm rời bỏ làng một thời gian, hết giặc thì về, nhưng không thể nói là không đau lòng [nếu không muốn nói là tang thương] khi bỗng rùng rùng gồng gánh ra khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn ngày ngày vẫn đường hoàng nhìn mặt trời lên, cái thứ nắng mặt trời khi vươn lên khỏi hàng tre phía đông nhà tôi thì cứ le lói vui như thể cứ sáng ra thì lại nhìn thấy một nỗi niềm cưu mang nào đó để cho toàn bộ cuộc cần lao vẫn cứ còn nguyên người cày vẫn không hề nao núng khi cả đời vẫn cùng đôi bò cày loanh quanh trên đồng ruộng, cày ruộng là chấp nhận cái thế giới nhỏ hẹp ở đó chỉ loanh quanh với chính cuộc đời mình, toàn bộ con người và đất đai thì nằm ở bên dưới bầu trời rộng lớn nhưng thật ra đó chỉ là thứ không gian thời gian của người cày nó gói gọn trong thứ thề giới quan chỉ có mỗi phía trước, tối giản và không kém chất bi hài, là được mùa hay không được mùa, nhưng cái triết lý bi thảm ấy lại là nền tảng muôn đời của hiện hữu [nhỏ bé] ấy, và lũ chim trời, thì, có phải là chúng tuân theo thứ mệnh lệnh tối thượng của ai đó hay không, cứ sáng ra là bay lượn, nhảy nhót, ca hót, để cho cuộc cần lao không còn buồn bã, tôi luôn bất lực trong trong diễn tã mối tương quan giữa con người và mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình mối tương quan luôn có vẻ bí ẩn và như thể một thứ mật lệnh gì đó của tự nhiên, ai có thể nói được tại sao, làng tôi đó, mảnh đất cằn dưới chân núi Mun bao nhiêu đời qua vẫn cầm chân con người ở đó,

 

Bên bờ vịnh Cri Bonei [Bi Lị Thi Nại]
9.30 AM     18.2.2022
[trong tiểu thuyết đang viết : NHỮNG ĐỨA CON THẤT THỦ CỦA ĐẤT